Nguồn gốc và sự phát triển Trung Ngoại Chu Gia

Trung Ngoại Chu Gia là một bộ môn quyền thuật thuộc võ phái Thiếu Lâm (Trung Quốc). Bộ môn quyền thuật này được sáng tạo do Chu Long.

Tiểu sử Chu Long

Chu Long (Jow Lung) – sinh ngày 17 tháng 3 âm lịch (năm 1891) tại ngôi làng Tạ Hổ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cha của Chu Long là Chu Phương Hải (Jow Fong Hoy) và mẹ ông ta là cô con gái rượu của bà Lý. Vào lúc bộ môn này được khai sinh, phong thái đặc trưng của bộ môn quyền thuật này được coi như là một phong cách pha trộn giữa "đầu Hồng Gia Quyền, đuôi Thái Gia Quyền" – nghĩa là khi nhập môn thì học kĩ pháp của Hồng Gia, đến trình độ cao hơn thì học kỹ pháp của Thái Gia – và kết hợp các loại quyền pháp của Hổ Hình Quyền và Báo Hình Quyền. Người ta gọi môn quyền này như vậy bởi vì các chiêu thức thiết yếu đã kết hợp các cơ bắp và sự chuyển động mạnh mẽ của Hồng Quyền với các bộ tấn nhanh nhẹn và cước pháp (đòn chân) của Thái Gia Quyền tạo cho bộ môn quyền này trở thành một môn võ tự vệ rất hiệu quả trên cơ sở chuyên phối hợp tấn công và phòng thủ cùng một lúc.

Các dòng tộc họ Chu đa phần là những người nông dân bản cư tại làng Tạ Hổ. Chu Long (Jow Lung) có một người chú tên là Chu Hồng (Jow Hung), là võ sư chuyên dạy quyền thuật Thiếu Lâm Hồng Gia trong nhiều năm trước đó, và được giới võ thuật ngầm thừa nhận như là người giỏi võ nhất tại huyện Xuân Huy. Chu Long cùng các em trai của mình là Chu Hiệp (Jow Hip), Chu Bưu (Jow Bill), Chu Hải (Jow Hoy) và Chu Điền (Jow Tin) đã tập luyện Hồng Gia Quyền với chú ruột của họ. Chu Long không bao giờ thốt lên một tiếng nào phàn nàn về các chương trình khổ luyện và chẳng bao lâu đã chứng tỏ là môn đồ xuất sắc nhất. Chu Hồng đã xem Chu Long là truyền nhân có thể kế tục những giáo pháp Thiếu Lâm Quyền của mình. Một ngày nọ, Chu Hồng đã gọi Chu Long đến và nói rằng ông ta không còn thọ bao lâu nữa khi mà chứng bệnh kinh niên của ông ta đã quay trở lại. Trong khi vẫn còn thời gian, ông ta đã dạy cho Chu Long những chiêu thức còn lại và những chiêu thức đấu pháp của Bát Quái Côn. Sau đó một tháng, Chu Hồng qua đời.

Sự ra đi của chú ruột không có nghĩa là Chu Long đã chấm dứt con đường học tập quyền thuật. Chu Long đã đi đến huyện Tiểu Hinh nơi gặp Thái Giáo thuộc dòng Thái Gia Quyền được sáng tạo. Từ Thái Giáo, Chu Long lại tập luyện thêm Thái Gia Quyền. Chu Long cảm thấy rằng ông ta có lẽ đã sở đắc được tinh túy của hai dòng quyền thuật mà ông ta đã học được cho đến lúc này. Ông ta cảm thấy thích sự dũng mãnh cương ngạnh của Hồng Quyền và các bộ tấn nhanh nhẹn của Thái Gia Quyền. Cuối cùng ông ta đã kết hợp cả hai hệ thống quyền thuật này với nhau.

Khi Chu Long 19 tuổi, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông ta đã rời quê nhà đi đến Kuala Lumpur (Mã Lai) tìm kế sinh nhai. Trong thời gian ở đây, ông ta đã dính dấp vào một trận ẩu đả và đã đả thương nặng một tên cướp xã hội đen. Mặc dù ông ta thật ra không việc gì phải bỏ trốn, Chu Long đã nghĩ rằng ông ta có lý do để ẩn trốn. Trong nhiều ngày ông ta sống nhờ vào các loại trái cây dại và dâu tây dại và sắp sửa bị ngất sỉu thì ông ta đã đến được một ngôi chùa và xin được cứu giúp. Vị trụ trì rất thông cảm với thử thách mà Chu Long vừa trải qua và nói rằng ông ta rất hoan nghênh chào đón Chu Long ở lại nếu ông ta có thể chịu được cuộc sống giản dị, thanh đạm và lối sống ở tu viện. Sau nhiều tháng quan sát kĩ lưỡng, vị tu viện trưởng không còn gì để nghi ngờ về tính cách của Chu Long và đã bắt đầu dạy Chu Long quyền thuật Bắc Thiếu Lâm. Sự hiểu lầm của Chu Long liên quan đến cái chết của tên cướp xã hội đen đã dẫn dắt ông ta đến với một cơ hội gặp gỡ trực tiếp một bậc thầy Thiếu Lâm Quyền. Được vị trụ trì khuyến khích, Chu Long đã kết hợp tất cả các hệ quyền thuật mà mình đã học được khi còn ở quê nhà thành một môn quyền thuật thống nhất và đã ở lại tu viện hơn ba năm sau mới rời khỏi nơi này.

Vào năm 1915 Tướng Lý Phục Lâm ở Quảng Đông đang cần một tổng giáo đầu cho quân đội. Lý đã phát lệnh mời công khai bất kỳ người nào xin ứng cử vào vị trí này. Trong hơn 100 đương sự được nhận vào. Tướng Lý đã chia 10 người thành mười nhóm và tổ chức một cuộc thi đấu vòng loại. Chu Long đã đánh bại tất cả các đối thủ và đã được chỉ định vào vị trí này. Chu Long đã tiến cử các em của mình là Chu Hiệp, Chu Bưu, Chu Hải và Chu Điền trợ giáo cho những người lính và giúp các em của mình hoàn bị các kỹ pháp mới do ông ta vừa sáng tạo ra khi còn ở Mã Lai. Những người em của ông đã quyết định gọi hệ thống kỹ pháp này là Quyền thuật Chu Gia. Do tính hiệu quả và khả năng ứng chiến tốt của họ, các em của ông ta đã trở nên nổi tiếng là "Ngũ Hổ Chu Gia".

Sau khi Chu Long qua đời, gia đình ông đã họp mặt và bình chọn Chu Bưu đảm trách thủ lĩnh của hệ phái này. Đại Sư Phụ Chu Bưu đã từ nhiệm vị trí của ông trong quân đội và bắt đầu nâng cao hệ thống quyền thuật Chu Gia. Trong vòng một năm ông ta đã thiết lập ra 14 võ đường Thiếu Lâm Chu Gia khắp Trung Hoa và trong vòng vài năm sau con số võ đường Thiếu Lâm Chu Gia đã lên đến hơn 80 võ đường. Vào năm 1936, võ đường Thiếu Lâm Chu Gia đã được thành lập đầu tiên ở tại khu Cửu Long, Hồng Kông. Võ đường Thiếu Lâm Chu Gia ở Hồng Kông đã sản sinh ra nhiều bậc thầy danh tiếng của bộ môn quyền thuật này.

Sự phổ biến Trung Ngoại Chu Gia

Ngày nay, Thiếu Lâm Chu Gia rất phổ biến ở Singapore, Malaysia, Anh Quốc, Úc, Đức và nhiều nơi khác trên thế giới, và môn quyền này đôi khi được gọi dưới danh nghĩa là Trung Ngoại Chu Gia. Ở Hồng Kông, vẫn có một số lượng lớn cư dân học tập bộ môn quyền này. Đôi khi, các võ đường Chu Gia được mời tham gia các cuộc tranh tài võ thuật như là một phần thi đấu quyền thuật vào các ngày chủ nhật ở công viên Cửu Long.

Khi bộ môn này mở rộng ra toàn cầu, có thể các môn sinh Thiếu Lâm Chu Gia tìm được điều gì đó trong môn võ tuyệt diệu này như là sự phát triển chung, đồng thời tinh lọc lại và tô bóng cho các chiêu thức của bộ môn quyền này để đẩy nó lên một tầm cao mới vĩnh hằng.

Chu Gia không phải là môn quyền thuật mà nhiều người đã từng nghe qua rằng nó có vẫn có nhiều môn sinh đáng kể. Trong phạm vi các lưu phái võ thuật, nó rất nổi tiếng và được nể trọng. Hiện nay có nhiều chi phái của 3 đại sư phụ (Chu Bưu, Chu Điền, và Chu Hiệp) có rất nhiều môn đồ ở Hồng Kông.

Nhiều võ đường Chu Gia vẫn duy trì theo truyền thống, chỉ dạy võ thuật trong võ đường, mà thường tọa lạc bên trong một tòa nhà chung cư. Nhiều võ đường ở tuốt trên lầu thượng vì vậy họ có thể chiếm lĩnh toàn bộ gian mái của tòa nhà. Tuy nhiên, có nhiều sự thay đổi được thực hiện thích hợp với thời đại mới. Chu Gia được truyền dạy trong các trường Đại học ở Hồng Kông. Trường Đại học Hồng Kông cũng có một câu lạc bộ Thiếu Lâm Chu Gia. Trong khi trường Đại học Trung Hoa ở Hồng Kông cũng có nhiều môn sinh, họ thường dạy riêng lẻ với nhau.

Mỗi năm có nhiều buổi lễ chúc tụng sinh nhật của 5 vị Đại sư phụ. "Chu Long Đản" – ngày sinh của Đại Sư Phụ Chu Long là ngày lễ lớn nhất trong số những ngày này mà lúc đó nhiều võ đường cùng giao lưu với nhau tại một nhà hàng để trình diễn múa Lân Sư và các màn công diễn võ thuật, sau đó là một buổi tiệc hoành tráng diễn ra.